Đà Lạt  không chỉ là xứ mộng mơ với sắc hoa tràn ngập, mà đồ ăn thức uống nơi đây do bàn tay tài hoa của các đầu bếp đến từ khắp các vùng miền, được gia giảm khẩu vị phù hợp với cái lạnh se se đặc thù vùng sương lạnh không hề thua kém bất kì nơi đâu. 

Ăn đêm

Quán ốc nhồi thịt 33: đặc sản ốc bươu nhồi thịt (giò sống quết với thịt nạc heo băm nhỏ ): được khoảng hơn 20 con ốc trong niêu sứ hấp cách thủy trên một cái bếp nhỏ. Ăn kèm với mắm và khế xanh  bào mỏng với lá rau thơm.

Ốc đêm ở Phù Đồng Thiên Vương:  Ốc ở đây có hàng chục loại được luộc, hấp, nướng, xào me, xào dừa, xào cà ri hoặc sa tế. Giá cả cực mềm do khu này chủ yếu sinh viên Đà Lạt lui tới.

Ăn sáng và ăn trưa

Quán Bánh Khọt Cô Năm Vũng Tàu nằm ngay mặt đường lớn, khá bề thế. Ngoài bánh Khọt ra còn có cơm phần. Buổi trưa thời tiết Đà Lạt khá oi nóng, ghé vào đây ăn cơm có quạt, máy lạnh và trà đá kể ra cũng rất thú vị.

Các bạn cũng có thể chọn các tiệm cơm để thử một bữa cơm “đặc sản” ở đây với món đặ trưng nhất cùa đà lạt chính là canh atiso hầm giò heo. Tới Đà Lạt bạn nhất định phải ăn thử món này đấy nhé.

Nếu không muốn ăn cơm, đà lạt còn rất nhiều lưa chọn: bún bò huế, mì quảng, bánh canh, lẩu……đảm bảo chìu lòng hết thảy các bao tử khó tính.

Ngoài ra, khắp các vỉa hè Đà Lạt còn bán rất nhiều phần ăn vặt đa dạng cho bạn thoải mái lựa chọn.

Bữa tối

Thức ăn và địa điểm cũng nhiều và đa dạng như bữa trưa với những món ăn đầy ắp và luôn luôn kèm đĩa rau sống ngon lành.


Bạn có thể mượn bếp tại nơi thuê trọ để tự chế biến  các món ăn cho riêng mình bởi thực phẩm  có sẵn ở chợ Đà Lạt, đa dạng và giá khá rẻ so với ăn tiệm. Tự tạo một bữa tiệc nho nhỏ cho cả nhà bằng thực phẩm địa phượng tươi ngon sẽ là trải nghiệm thú vị cho chuyến du lịch của bạn.

Đặt phòng khách sạn đà lạt cung cấp thông tin khách sạn trong địa bàn thành phố với giá cả đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên thân thiện tư vấn 24/24h sẽ hỗ trợ tối đa nhất cho các bạn trong thời gian du lịch tại xứ ngàn hoa.

Những món ăn không thể chối từ tại Đà Lạt

Đà Lạt  không chỉ là xứ mộng mơ với sắc hoa tràn ngập, mà đồ ăn thức uống nơi đây do bàn tay tài hoa của các đầu bếp đến từ khắp các vùng miền, được gia giảm khẩu vị phù hợp với cái lạnh se se đặc thù vùng sương lạnh không hề thua kém bất kì nơi đâu. 

Ăn đêm

Quán ốc nhồi thịt 33: đặc sản ốc bươu nhồi thịt (giò sống quết với thịt nạc heo băm nhỏ ): được khoảng hơn 20 con ốc trong niêu sứ hấp cách thủy trên một cái bếp nhỏ. Ăn kèm với mắm và khế xanh  bào mỏng với lá rau thơm.

Ốc đêm ở Phù Đồng Thiên Vương:  Ốc ở đây có hàng chục loại được luộc, hấp, nướng, xào me, xào dừa, xào cà ri hoặc sa tế. Giá cả cực mềm do khu này chủ yếu sinh viên Đà Lạt lui tới.

Ăn sáng và ăn trưa

Quán Bánh Khọt Cô Năm Vũng Tàu nằm ngay mặt đường lớn, khá bề thế. Ngoài bánh Khọt ra còn có cơm phần. Buổi trưa thời tiết Đà Lạt khá oi nóng, ghé vào đây ăn cơm có quạt, máy lạnh và trà đá kể ra cũng rất thú vị.

Các bạn cũng có thể chọn các tiệm cơm để thử một bữa cơm “đặc sản” ở đây với món đặ trưng nhất cùa đà lạt chính là canh atiso hầm giò heo. Tới Đà Lạt bạn nhất định phải ăn thử món này đấy nhé.

Nếu không muốn ăn cơm, đà lạt còn rất nhiều lưa chọn: bún bò huế, mì quảng, bánh canh, lẩu……đảm bảo chìu lòng hết thảy các bao tử khó tính.

Ngoài ra, khắp các vỉa hè Đà Lạt còn bán rất nhiều phần ăn vặt đa dạng cho bạn thoải mái lựa chọn.

Bữa tối

Thức ăn và địa điểm cũng nhiều và đa dạng như bữa trưa với những món ăn đầy ắp và luôn luôn kèm đĩa rau sống ngon lành.


Bạn có thể mượn bếp tại nơi thuê trọ để tự chế biến  các món ăn cho riêng mình bởi thực phẩm  có sẵn ở chợ Đà Lạt, đa dạng và giá khá rẻ so với ăn tiệm. Tự tạo một bữa tiệc nho nhỏ cho cả nhà bằng thực phẩm địa phượng tươi ngon sẽ là trải nghiệm thú vị cho chuyến du lịch của bạn.

Đặt phòng khách sạn đà lạt cung cấp thông tin khách sạn trong địa bàn thành phố với giá cả đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên thân thiện tư vấn 24/24h sẽ hỗ trợ tối đa nhất cho các bạn trong thời gian du lịch tại xứ ngàn hoa.

Đọc thêm..
Nhiều người cho rằng Đà Lạt đẹp nhất vào mùa đông, khi khắp mọi nẻo đường tràn ngập màu vàng hoa dã quỳ. Nhưng cũng nhiều người thích du lịch Đà Lạt vào mùa mưa, khi ở nhiều thành phố khác, mọi người khổ sở với cái nắng oi nồng mùa hạ; đó cũng là mùa mà học sinh nghỉ học và các đơn vị, cơ quan thường tổ chức những chuyến đi chơi.
Đà Lạt thường vào mùa mưa với những cơn mưa vùi. Đến Đà Lạt vào mùa này, khí hậu mát mẻ, dễ chịu, không lạnh như những ngày đông giá, Tuy vậy, du khách đến từ những vùng duyên hải hay Nam bộ cũng thường chuẩn bị trang phục đủ ấm khi dạo phố đêm hay sáng sớm để ngắm sương mù.

Các chuyến xe xuất phát từ Nha Trang hay TPHCM đều đến Đà Lạt vào giữa trưa. Điểm tham quan đầu tiên trong hành trình thường là thác Prenn. Vào mùa mưa, thác Prenn chảy mạnh, nước không trong mà vàng màu phù sa. Bạn có thể gặp mưa khi dừng chân ở Prenn, sẽ khó cho việc chụp ảnh lưu niệm nhưng đó là những giây phút thú vị trong chuyến đi, bởi mưa không nặng hạt mà như những hạt bụi li ti, rỉ rả vừa đủ cho ướt tóc, vừa đủ cho những người yêu nhau gần nhau. Trời cũng khéo chọn là thường một ngày những cơn mưa có khi vào buổi sáng, có lúc vào buổi chiều. Mỗi ngày Đà Lạt thường dành cho du khách một buổi không mưa để rong chơi.

Ngay từ cửa ngõ vào Đà Lạt, đã có những “cò khách sạn” chạy xe gắn máy bám theo những đoàn khách mới đến. Nếu là lần đầu đến Đà Lạt, bạn cũng chẳng nên ngại ngùng nhận những tấm danh thiếp từ những người này để chọn nơi nghỉ vừa ý. Mùa mưa, Đà Lạt vẫn đông khách du lịch, nhưng không khó tìm khách sạn. 
Đi Đà Lạt mùa mưa có cái thú riêng. Nếu đi bằng xe gắn máy, bạn sẽ tận hưởng được cái cảm giác nhìn Đà Lạt đẫm nước và khuất chìm trong sương mù. Dẫu mưa, những khu du lịch vẫn mở cửa đón khách, tất nhiên là khi đi chơi, bạn nhớ mang theo một chiếc áo mưa, để còn tránh những cơn mưa bất chợt.
Mưa, nhưng vườn hoa thành phố vẫn nhộn nhịp khách. Nếu không muốn mua vé vào bên trong, bạn vẫn có thể tận hưởng muôn sắc màu hoa được trang trí khá đẹp trước cổng. Mỗi con đường, mỗi góc phố Đà Lạt đều được phủ hoa. Thường thì hoa xác pháo và các loại hoa có màu đậm được trồng nhiều. Trên con đường Trần Phú có những bồn hoa, đường vòng hồ Xuân Hương cũng có cả một công viên hoa bên sân vận động. Ghế đá được đặt nhiều nơi trong thành phố để du khách nghỉ chân. 


Trong cơn mưa, bạn có thể vào Thủy Tạ, ngồi nhấm nháp li cà phê nóng, ngắm nhìn hồ Xuân Hương mù đất trời. Vẫn có nhiều người thích chơi xe đạp nước dưới cơn mưa. Có lẽ cảm giác rong chơi trong mưa ở thành phố cao nguyên này là cái thú. Dĩ nhiên là những quán cà phê trên đường Lê Đại Hành, đoạn từ bồn hoa cầu Ông Đạo lên trên khu Hòa Bình là những quán có nét rất riêng của Đà Lạt. Mỗi quán cà phê có cách bố trí khác nhau. Quán có bàn trong nhà, bàn ngoài hàng hiên và có cả các góc nhỏ dành cho đôi lứa tâm tình. Uống cà phê ở các quán nằm trên con dốc cao là cách tận hưởng cái không khí se lạnh và thỏa sức ngắm nhìn xuống con phố ướt. Cũng có thể lang thang theo con phố vào chợ Đà Lạt, nơi luôn đầy ắp du khách.
Mùa mưa là một phần thú vị của du lịch Đà Lạt. Thành phố cao nguyên bốn mùa lạnh ấy như được rửa sạch bụi bặm trên từng lá thông nhọn, mưa làm cho những vạt cỏ ven đường xanh tốt. Ngay cả những quán cà phê bình dân buổi sáng, hai hàng ghế xếp dài hai bên, khách vào sau cứ tự nhiên chen vào ngồi co ro trong cái lạnh. Những cơn mưa buổi sáng ở Đà Lạt cũng có cái thú vị. Nằm ở khách sạn, nhìn qua ô cửa kính, những giọt mưa bay trên phố, những chiếc xe lướt qua trong mưa cũng rất Đà Lạt. Chỉ cần cơn mưa tạnh, lại đi ra đường, lại tìm đến một những nơi mà ai cũng từng nghe quen: hồ Than Thở, thung lũng Tình Yêu, thác Datanla… để ngắm Đà Lạt thác, Đà Lạt hoa, Đà Lạt thông xanh.
Cái thú chơi mưa Đà Lạt trong mùa hạ quả thật là cái thú không thể nào quên được.
Đặt phòng khách sạn đà lạt cung cấp thông tin khách sạn trong địa bàn thành phố với giá cả đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên thân thiện tư vấn 24/24h sẽ hỗ trợ tối đa nhất cho các bạn trong thời gian du lịch tại xứ ngàn hoa.

Mùa mưa lên thăm xứ sương mù

Nhiều người cho rằng Đà Lạt đẹp nhất vào mùa đông, khi khắp mọi nẻo đường tràn ngập màu vàng hoa dã quỳ. Nhưng cũng nhiều người thích du lịch Đà Lạt vào mùa mưa, khi ở nhiều thành phố khác, mọi người khổ sở với cái nắng oi nồng mùa hạ; đó cũng là mùa mà học sinh nghỉ học và các đơn vị, cơ quan thường tổ chức những chuyến đi chơi.
Đà Lạt thường vào mùa mưa với những cơn mưa vùi. Đến Đà Lạt vào mùa này, khí hậu mát mẻ, dễ chịu, không lạnh như những ngày đông giá, Tuy vậy, du khách đến từ những vùng duyên hải hay Nam bộ cũng thường chuẩn bị trang phục đủ ấm khi dạo phố đêm hay sáng sớm để ngắm sương mù.

Các chuyến xe xuất phát từ Nha Trang hay TPHCM đều đến Đà Lạt vào giữa trưa. Điểm tham quan đầu tiên trong hành trình thường là thác Prenn. Vào mùa mưa, thác Prenn chảy mạnh, nước không trong mà vàng màu phù sa. Bạn có thể gặp mưa khi dừng chân ở Prenn, sẽ khó cho việc chụp ảnh lưu niệm nhưng đó là những giây phút thú vị trong chuyến đi, bởi mưa không nặng hạt mà như những hạt bụi li ti, rỉ rả vừa đủ cho ướt tóc, vừa đủ cho những người yêu nhau gần nhau. Trời cũng khéo chọn là thường một ngày những cơn mưa có khi vào buổi sáng, có lúc vào buổi chiều. Mỗi ngày Đà Lạt thường dành cho du khách một buổi không mưa để rong chơi.

Ngay từ cửa ngõ vào Đà Lạt, đã có những “cò khách sạn” chạy xe gắn máy bám theo những đoàn khách mới đến. Nếu là lần đầu đến Đà Lạt, bạn cũng chẳng nên ngại ngùng nhận những tấm danh thiếp từ những người này để chọn nơi nghỉ vừa ý. Mùa mưa, Đà Lạt vẫn đông khách du lịch, nhưng không khó tìm khách sạn. 
Đi Đà Lạt mùa mưa có cái thú riêng. Nếu đi bằng xe gắn máy, bạn sẽ tận hưởng được cái cảm giác nhìn Đà Lạt đẫm nước và khuất chìm trong sương mù. Dẫu mưa, những khu du lịch vẫn mở cửa đón khách, tất nhiên là khi đi chơi, bạn nhớ mang theo một chiếc áo mưa, để còn tránh những cơn mưa bất chợt.
Mưa, nhưng vườn hoa thành phố vẫn nhộn nhịp khách. Nếu không muốn mua vé vào bên trong, bạn vẫn có thể tận hưởng muôn sắc màu hoa được trang trí khá đẹp trước cổng. Mỗi con đường, mỗi góc phố Đà Lạt đều được phủ hoa. Thường thì hoa xác pháo và các loại hoa có màu đậm được trồng nhiều. Trên con đường Trần Phú có những bồn hoa, đường vòng hồ Xuân Hương cũng có cả một công viên hoa bên sân vận động. Ghế đá được đặt nhiều nơi trong thành phố để du khách nghỉ chân. 


Trong cơn mưa, bạn có thể vào Thủy Tạ, ngồi nhấm nháp li cà phê nóng, ngắm nhìn hồ Xuân Hương mù đất trời. Vẫn có nhiều người thích chơi xe đạp nước dưới cơn mưa. Có lẽ cảm giác rong chơi trong mưa ở thành phố cao nguyên này là cái thú. Dĩ nhiên là những quán cà phê trên đường Lê Đại Hành, đoạn từ bồn hoa cầu Ông Đạo lên trên khu Hòa Bình là những quán có nét rất riêng của Đà Lạt. Mỗi quán cà phê có cách bố trí khác nhau. Quán có bàn trong nhà, bàn ngoài hàng hiên và có cả các góc nhỏ dành cho đôi lứa tâm tình. Uống cà phê ở các quán nằm trên con dốc cao là cách tận hưởng cái không khí se lạnh và thỏa sức ngắm nhìn xuống con phố ướt. Cũng có thể lang thang theo con phố vào chợ Đà Lạt, nơi luôn đầy ắp du khách.
Mùa mưa là một phần thú vị của du lịch Đà Lạt. Thành phố cao nguyên bốn mùa lạnh ấy như được rửa sạch bụi bặm trên từng lá thông nhọn, mưa làm cho những vạt cỏ ven đường xanh tốt. Ngay cả những quán cà phê bình dân buổi sáng, hai hàng ghế xếp dài hai bên, khách vào sau cứ tự nhiên chen vào ngồi co ro trong cái lạnh. Những cơn mưa buổi sáng ở Đà Lạt cũng có cái thú vị. Nằm ở khách sạn, nhìn qua ô cửa kính, những giọt mưa bay trên phố, những chiếc xe lướt qua trong mưa cũng rất Đà Lạt. Chỉ cần cơn mưa tạnh, lại đi ra đường, lại tìm đến một những nơi mà ai cũng từng nghe quen: hồ Than Thở, thung lũng Tình Yêu, thác Datanla… để ngắm Đà Lạt thác, Đà Lạt hoa, Đà Lạt thông xanh.
Cái thú chơi mưa Đà Lạt trong mùa hạ quả thật là cái thú không thể nào quên được.
Đặt phòng khách sạn đà lạt cung cấp thông tin khách sạn trong địa bàn thành phố với giá cả đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên thân thiện tư vấn 24/24h sẽ hỗ trợ tối đa nhất cho các bạn trong thời gian du lịch tại xứ ngàn hoa.

Đọc thêm..

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh đến dự thi tại Hội đồng thi Trường Đại học Đà Lạt, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, nhiều hoạt động hỗ trợ, tiếp sức thí sinh đã được Trường Đại học Đà Lạt và các ban, ngành, đơn vị tổ chức trong những ngày qua. Nhiều người dân địa phương và người nước ngoài cũng đã có những nghĩa cử đẹp giúp các thí sinh từ nơi xa đến cảm thấy ấm lòng hơn trong những ngày thi xa nhà.


nghia-cu-dep-cua-nguoi-dan-pho-nui-da-lat-trong-hoat-dong-tiep-suc-mua-thi
Các tình nguyện viên uôn bên cạnh động viên các em chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi.
200 suất ăn miễn phí mỗi ngày
Mấy ngày qua, nhiều gia đình đang ngụ tại khu B chung cư Nguyễn Lương Bằng, phường 2, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) tất bật hơn mọi ngày rất nhiều, các chị vừa nhận trên 20 thí sinh. Tiên phong trong việc đưa thí sinh về nhà mình trọ là chị Lê Thị Vân và Vũ Thị Thủy.
Hàng ngày, để mua được thực phẩm tươi ngon, hai chị dậy từ 4 giờ sáng ra tận chợ đầu mối lựa chọn thực phẩm. Về nhà, những gia đình sống cùng chung cư sẽ tập trung lại giúp các chị nấu nướng. Chị Vân cho biết, ngày đầu đón thí sinh về, mọi thứ đều thiếu, từ dụng cụ nấu ăn đến chăn gối… Trong lúc chị đang lo lắng chưa biết kiếm đâu ra những yếu phẩm phục vụ các thí sinh thì nhiều gia đình trong chung cư, mỗi người góp một ít, vậy là đầy đủ mọi thứ. Không những thế, đến giờ nấu ăn, rất nhiều người trong chung cư xúm lại mỗi người một tay, người nhặt rau, người ướp thịt, xào nấu… chẳng mấy chốc những món ăn thơm ngon đã được lên mâm và chuyển tới tận phòng cho các thí sinh.
nghia-cu-dep-cua-nguoi-dan-pho-nui-da-lat-trong-hoat-dong-tiep-suc-mua-thi
Chị Vũ Thị Thủy động viên, hướng dẫn các thí sinh ở nhà mình tham gia kỳ thi sao cho hiệu quả.
Theo chị Vân, đáng lẽ những ngày này chị đang ở Hà Nội để lo công việc, thế nhưng, khi hay tin trong mùa thi này Đà Lạt có phần khan hiếm chỗ trọ, chị lập tức tốc trở vào Đà Lạt, cùng những người trong chung cư Nguyễn Lương Bằng chung tay giúp đỡ các thí sinh. Tại chung cư Nguyễn Lương Bằng, gia đình chị Vân có 2 căn nhà, chị mượn thêm một căn nhà còn trống, mỗi căn rộng trên 60m2, có 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, tất cả đều sạch sẽ, thoáng mát. Hơn 20 thí sinh lên Đà Lạt tham dự kỳ thi THPT quốc gia đang được các chị giúp đỡ đều là dân tộc Raglai và dân tộc Chăm đến từ vùng hạn hán nhất của tỉnh Ninh Thuận.
Hiện mỗi ngày, các chị nấu 200 suất ăn miễn phí cho các thí sinh. Thực đơn gồm có thịt, cá, canh rau, măng, nấm, khoai tây… và liên tục đổi món để các em ăn ngon miệng. Ngoài việc lo chuyện ăn ở, các chị còn thường xuyên động viên, khích lệ các thí sinh ở nơi xa đến yên tâm để thi tốt. Ông Phan Tuấn Anh, phó Chủ tịch Hội sinh viên Trường Đại học Đà Lạt cho biết, trong điều kiện chỗ ở cho thí sinh tới dự thi khan hiếm như hiện nay, việc làm thiết thực của các chị ở khu B chung cư Nguyễn Lương Bằng là một nghĩa cử cao đẹp, cần được nhân rộng.
Bay từ Pháp tới Đà Lạt… tiếp sức mùa thi
Anh Charies Maire (22 tuổi) đã bay từ Pháp sang Việt Nam và tới Đà Lạt cùng Ban từ thiện Hội phật giáo Lâm Đồng tham gia tiếp sức mùa thi. Charies Maire cho hay, thông qua một tổ chức từ thiện ở Pháp, anh biết được từ ngày 1 đến 4/7, tại Việt Nam sẽ diễn ra kỳ thi THPT quốc gia, các tổ chức từ thiện ở Việt Nam đang cần nhiều người chung tay giúp đỡ các thí sinh.
Vậy là Charies Maire tìm cách liên hệ với Ban từ thiện Hội phật giáo Lâm Đồng để tới Đà Lạt. Được chấp thuận, Charies Maire tức tốc mua vé máy bay và làm những thủ tục cần thiết để tới Việt Nam. Ngày 29/6, anh đặt chân tới Đà Lạt, đây cũng là lần đầu tiên Charies Maire tới Việt Nam. Chưa kịp nghỉ ngơi. Charies Maire cùng những người trong Ban từ thiện bắt tay ngay vào công việc. Hằng ngày, Charies Maire dậy từ rất sớm, cùng các cô bác trong Ban từ thiện Hội phật giáo Lâm Đồng nấu nướng, chuẩn bị các suất ăn rồi đưa lên xe vận chuyển tới những địa điểm thi phát cho các thí sinh.
nghia-cu-dep-cua-nguoi-dan-pho-nui-da-lat-trong-hoat-dong-tiep-suc-mua-thi
Anh Charies Maire(người thứ 2 từ trái qua)cùng với các tình nguyện viên chuẩn bị cơm tình nguyện phát cho thí sinh và người nhà tại điểm thi.
Charies Maire cho biết, ở Pháp anh cũng thường xuyên tham gia các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực từ thiện. Sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia, Charies Maire sẽ tới một số địa phương tại Việt Nam tiếp tục tham gia hoạt động từ thiện và anh trở về Pháp vào cuối tháng 7/2015.
Theo Ban chỉ đạo Chương trình Tiếp sức mùa thi 2015 tỉnh Lâm Đồng, năm nay các đơn vị tài trợ sẽ hỗ trợ 5.000 chỗ trọ miễn phí, 20 nghìn suất ăn cho thí sinh. Trong đó, các sĩ tử có hoàn cảnh khó khăn, thí sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên bố trí nơi ăn, ở miễn phí nhằm giúp các bạn giảm bớt áp lực, yên tâm đi thi. Tại 23 điểm đón tiếp, đội tình nguyện viên luôn sẵn sàng hướng dẫn thí sinh những thông tin về kỳ thi, phát cẩm nang tư vấn có chi tiết các thông tin về đường đi, giá cả dịch vụ tại Đà Lạt, nhắc nhở thí sinh về các loại giấy tờ cần thiết khi đi thi…
Đặt phòng khách sạn đà lạt cung cấp thông tin khách sạn trong địa bàn thành phố với giá cả đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên thân thiện tư vấn 24/24h sẽ hỗ trợ tối đa nhất cho các bạn trong thời gian du lịch tại xứ ngàn hoa.

Nghĩa cử đẹp của người dân phố núi Đà Lạt trong hoạt động Tiếp sức mùa thi

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh đến dự thi tại Hội đồng thi Trường Đại học Đà Lạt, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, nhiều hoạt động hỗ trợ, tiếp sức thí sinh đã được Trường Đại học Đà Lạt và các ban, ngành, đơn vị tổ chức trong những ngày qua. Nhiều người dân địa phương và người nước ngoài cũng đã có những nghĩa cử đẹp giúp các thí sinh từ nơi xa đến cảm thấy ấm lòng hơn trong những ngày thi xa nhà.


nghia-cu-dep-cua-nguoi-dan-pho-nui-da-lat-trong-hoat-dong-tiep-suc-mua-thi
Các tình nguyện viên uôn bên cạnh động viên các em chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi.
200 suất ăn miễn phí mỗi ngày
Mấy ngày qua, nhiều gia đình đang ngụ tại khu B chung cư Nguyễn Lương Bằng, phường 2, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) tất bật hơn mọi ngày rất nhiều, các chị vừa nhận trên 20 thí sinh. Tiên phong trong việc đưa thí sinh về nhà mình trọ là chị Lê Thị Vân và Vũ Thị Thủy.
Hàng ngày, để mua được thực phẩm tươi ngon, hai chị dậy từ 4 giờ sáng ra tận chợ đầu mối lựa chọn thực phẩm. Về nhà, những gia đình sống cùng chung cư sẽ tập trung lại giúp các chị nấu nướng. Chị Vân cho biết, ngày đầu đón thí sinh về, mọi thứ đều thiếu, từ dụng cụ nấu ăn đến chăn gối… Trong lúc chị đang lo lắng chưa biết kiếm đâu ra những yếu phẩm phục vụ các thí sinh thì nhiều gia đình trong chung cư, mỗi người góp một ít, vậy là đầy đủ mọi thứ. Không những thế, đến giờ nấu ăn, rất nhiều người trong chung cư xúm lại mỗi người một tay, người nhặt rau, người ướp thịt, xào nấu… chẳng mấy chốc những món ăn thơm ngon đã được lên mâm và chuyển tới tận phòng cho các thí sinh.
nghia-cu-dep-cua-nguoi-dan-pho-nui-da-lat-trong-hoat-dong-tiep-suc-mua-thi
Chị Vũ Thị Thủy động viên, hướng dẫn các thí sinh ở nhà mình tham gia kỳ thi sao cho hiệu quả.
Theo chị Vân, đáng lẽ những ngày này chị đang ở Hà Nội để lo công việc, thế nhưng, khi hay tin trong mùa thi này Đà Lạt có phần khan hiếm chỗ trọ, chị lập tức tốc trở vào Đà Lạt, cùng những người trong chung cư Nguyễn Lương Bằng chung tay giúp đỡ các thí sinh. Tại chung cư Nguyễn Lương Bằng, gia đình chị Vân có 2 căn nhà, chị mượn thêm một căn nhà còn trống, mỗi căn rộng trên 60m2, có 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, tất cả đều sạch sẽ, thoáng mát. Hơn 20 thí sinh lên Đà Lạt tham dự kỳ thi THPT quốc gia đang được các chị giúp đỡ đều là dân tộc Raglai và dân tộc Chăm đến từ vùng hạn hán nhất của tỉnh Ninh Thuận.
Hiện mỗi ngày, các chị nấu 200 suất ăn miễn phí cho các thí sinh. Thực đơn gồm có thịt, cá, canh rau, măng, nấm, khoai tây… và liên tục đổi món để các em ăn ngon miệng. Ngoài việc lo chuyện ăn ở, các chị còn thường xuyên động viên, khích lệ các thí sinh ở nơi xa đến yên tâm để thi tốt. Ông Phan Tuấn Anh, phó Chủ tịch Hội sinh viên Trường Đại học Đà Lạt cho biết, trong điều kiện chỗ ở cho thí sinh tới dự thi khan hiếm như hiện nay, việc làm thiết thực của các chị ở khu B chung cư Nguyễn Lương Bằng là một nghĩa cử cao đẹp, cần được nhân rộng.
Bay từ Pháp tới Đà Lạt… tiếp sức mùa thi
Anh Charies Maire (22 tuổi) đã bay từ Pháp sang Việt Nam và tới Đà Lạt cùng Ban từ thiện Hội phật giáo Lâm Đồng tham gia tiếp sức mùa thi. Charies Maire cho hay, thông qua một tổ chức từ thiện ở Pháp, anh biết được từ ngày 1 đến 4/7, tại Việt Nam sẽ diễn ra kỳ thi THPT quốc gia, các tổ chức từ thiện ở Việt Nam đang cần nhiều người chung tay giúp đỡ các thí sinh.
Vậy là Charies Maire tìm cách liên hệ với Ban từ thiện Hội phật giáo Lâm Đồng để tới Đà Lạt. Được chấp thuận, Charies Maire tức tốc mua vé máy bay và làm những thủ tục cần thiết để tới Việt Nam. Ngày 29/6, anh đặt chân tới Đà Lạt, đây cũng là lần đầu tiên Charies Maire tới Việt Nam. Chưa kịp nghỉ ngơi. Charies Maire cùng những người trong Ban từ thiện bắt tay ngay vào công việc. Hằng ngày, Charies Maire dậy từ rất sớm, cùng các cô bác trong Ban từ thiện Hội phật giáo Lâm Đồng nấu nướng, chuẩn bị các suất ăn rồi đưa lên xe vận chuyển tới những địa điểm thi phát cho các thí sinh.
nghia-cu-dep-cua-nguoi-dan-pho-nui-da-lat-trong-hoat-dong-tiep-suc-mua-thi
Anh Charies Maire(người thứ 2 từ trái qua)cùng với các tình nguyện viên chuẩn bị cơm tình nguyện phát cho thí sinh và người nhà tại điểm thi.
Charies Maire cho biết, ở Pháp anh cũng thường xuyên tham gia các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực từ thiện. Sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia, Charies Maire sẽ tới một số địa phương tại Việt Nam tiếp tục tham gia hoạt động từ thiện và anh trở về Pháp vào cuối tháng 7/2015.
Theo Ban chỉ đạo Chương trình Tiếp sức mùa thi 2015 tỉnh Lâm Đồng, năm nay các đơn vị tài trợ sẽ hỗ trợ 5.000 chỗ trọ miễn phí, 20 nghìn suất ăn cho thí sinh. Trong đó, các sĩ tử có hoàn cảnh khó khăn, thí sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên bố trí nơi ăn, ở miễn phí nhằm giúp các bạn giảm bớt áp lực, yên tâm đi thi. Tại 23 điểm đón tiếp, đội tình nguyện viên luôn sẵn sàng hướng dẫn thí sinh những thông tin về kỳ thi, phát cẩm nang tư vấn có chi tiết các thông tin về đường đi, giá cả dịch vụ tại Đà Lạt, nhắc nhở thí sinh về các loại giấy tờ cần thiết khi đi thi…
Đặt phòng khách sạn đà lạt cung cấp thông tin khách sạn trong địa bàn thành phố với giá cả đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên thân thiện tư vấn 24/24h sẽ hỗ trợ tối đa nhất cho các bạn trong thời gian du lịch tại xứ ngàn hoa.
Đọc thêm..

Đối với các dân tộc Tây Nguyên nói chung và các dân tộc bản địa Mạ, K’Ho, Churu của Lâm Đồng nói riêng, gùi là một vật dụng quen thuộc luôn gắn bó với đồng bào trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đối với họ, chiếc gùi không chỉ đơn thuần là một vật dụng mà còn chứa đựng bao yếu tố văn hóa khác. Bởi thông qua nó, họ đã gửi gắm tình cảm cũng như sự cảm nhận về thiên nhiên, cuộc sống theo cách nhìn, cách nghĩ của riêng mình.

Già làng thôn Kala, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh ngồi chuốt từng sợi lồ ô để đan nong, đan gùi.
Già làng thôn Kala, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh ngồi chuốt từng sợi lồ ô để đan nong, đan gùi.
Ảnh: PHAN NHÂN
Để đan được một chiếc gùi, đặc biệt là gùi hoa, đồng bào dân tộc đã phải chuẩn bị và tiến hành khá công phu từ khâu chọn nguyên liệu đến các bước tạo hoa văn và hoàn thành sản phẩm.
Nguyên liệu để đan gùi bao gồm: lồ ô, nứa (đơr), dây mây (sê rơ – gă), cây sim rừng (Pănh), cóc rừng (gơ – nắp – bơ`s), cây pơ – rô, vỏ cây pết, cây tỳ hoặc lá cây sơ – đoăh. Nguyên liệu được khai thác trực tiếp ở các đồi núi quanh địa bàn cư trú và được sơ chế trước khi đưa vào sử dụng. Dụng cụ dùng trong đan gùi ngoài xà gạt, dùi nhọn để dùi lỗ, dao nhọn có cán cong rất sắc bén dùng để chuốt sợi mây, vót nan còn có khung đan sử dụng tạo dáng gùi. Khung có hai loại: khung tròn và khung vuông và có kích thước to nhỏ khác nhau. Tùy thuộc vào loại gùi cần đan mà người đan sẽ sử dụng khung cho phù hợp.
Để đan gùi phải dùng hai loại nan: đó là nan xương và nan thường. Nan xương chắc và nhỉnh hơn. Phần giữa của nan chừa to bản để đan phần đáy gùi, nan xương rất quan trọng, nó quyết định kích thước và độ cứng của gùi. Tùy theo từng loại gùi cần đan mà người ta tạo nan có độ dài ngắn khác nhau.
Gùi được bắt đầu đan từ đáy. Khi đan người ta dùng nan xương có chừa phần to bản ở giữa đan phần đáy trước. Khi đã đan xong phần đáy, người ta bắt đầu làm móng gùi (Gơ – lăh – Mun). Móng là hai đoạn cành sim rừng hoặc lồ ô to bằng ngón tay trỏ hoặc nhỏ hơn một chút. Hai đầu được vạt nhọn, cây móng được cắm chéo ở chính giữa dưới đáy gùi và cài chặt vào bốn góc của đáy gùi.
Sau khi cài xong cây móng, người đan phải dùng động tác thật khéo léo vừa đan vừa bẻ góc, uốn cong nan xương để bắt đầu lên thân gùi. Sau bẻ góc thì bắt đầu cài khung để đan thân gùi. Đan tới đâu thì dịch khung ra tới đấy. Khung giúp cho thân gùi được tròn đều hoặc vuông đều từ đáy lên miệng.
Có hai kiểu đan gùi hoa cơ bản mà đồng bào K’Ho ở Di Linh vẫn thường gọi là Băng cha Kiang và Băng cha ờs. Băng cha Kiang là kiểu đan tạo hoa văn hình chữ V mà đồng bào gọi là hình gấp khúc cùi chỏ. Băng cha ờs là kiểu hoa văn hình thoi (hình quả trám).
Cách đan: Muốn đan theo kiểu Băng cha Kiang thì sau khi bắt đầu lên phần thân gùi người ta chia thành 4 khoảng bằng nhau. Từ bốn điểm giữa sẽ đan một lên một xuống còn các điểm khác vẫn đan hai lên hai xuống. Khi đến lượt lại thì tất cả vẫn đan lồng đôi (hai lên hai xuống) bình thường. Như vậy tại các điểm đan một lên một xuống sẽ bắt đầu dần tạo ra hai đường xiên hoa văn hình chữ V. Khi đan tới một khoang nhất định, người ta lại đan một lên một xuống tại 4 điểm dọc theo 4 điểm mốc trước đó để tạo đường xiên làm hoa văn gấp khúc lên xuống dạng chữ V lần hai. Thường thường trên mỗi thân gùi tạo được 3 đến 4 đường hoa văn này.
Băng cha ờs còn được gọi là Băng cha thường. Kiểu này đan đơn giản hơn kiểu trước và nó tạo ra hoa văn hình thoi. Để đan gùi kiểu này người đan cũng chia gùi thành bốn phần bằng nhau và tại 4 điểm giữa đan một lên một xuống để làm mốc tạo hoa văn. Sau đó đan lồng hai bình thường. Như vậy tại các điểm đan một lên một xuống sẽ dần dần tạo ra một góc và hai cạnh xiên của hình thoi. Khi đến một khoảng nhất định, muốn tạo góc khác thì tại điểm cuối của các đường xiên (2 cạnh) lại đan một lên một xuống để đổi hướng cho đường xiên. Sau đó tiếp tục đan cho đến khi hai đường xiên gặp nhau tạo thành hai cạnh tiếp của hình thoi.
Sau khi đan xong phần thân gùi người ta tiếp tục làm vành miệng, kết quai gùi, làm đế gùi, dây ràng và trang trí cho gùi. Tất cả các khâu này đều được tiến hành khá tỉ mỉ và rất khéo léo, công phu. Đặc biệt là khi tết mắt công (măc – brạ) để trang trí trên thân gùi. Thường thường mỗi gùi có 3 mắt công (măc – brạ). Xung quanh miệng gùi (ở mép dưới vành miệng) có cài những túm sợi hoặc len đã được cắt sẵn để làm hoa, các cụm hoa sợi này được bố trí cách nhau một khoảng đều đặn.
Đế gùi thường được làm sau cùng để tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của đáy gùi mà uốn cho vừa. Đế gùi thường được làm bằng gỗ cóc rừng vạt mỏng. Sau đó đo cho vừa bằng cạnh vuông của đáy gùi rồi bắt đầu uốn cong theo hình bông hoa 4 cánh. Mỗi cánh tựa sát vào một góc của đáy gùi. Sau đó kết chặt đế với 2 cây móng và cả phần đáy gùi.
Màu sắc sử dụng để trang trí hoa văn chủ yếu trên gùi là màu đỏ, đen được lấy từ vỏ, lá cây rừng nếu sử dụng nan nhuộm. Nhưng đồng bào dân tộc Tây Nguyên cũng ít dùng màu để nhuộm nan, sợi để đan gùi hoa mà thường lợi dụng chính bản chất của nan nứa, lồ ô để tạo màu làm nổi bật các đường nét hoa văn. Nghĩa là khi đan gùi hoa, họ sẽ dùng toàn bộ nan cật, các nan đều để nguyên cật xanh, riêng nan xương được cạo sạch lớp cật xanh mỏng ở bên ngoài cho nhạt hơn.
Sau khi đan xong thì người ta mang gác trên giàn bếp một thời gian, lúc này khói và bồ hóng ăn vào các nan gùi tạo ra hai màu đậm nhạt rõ rệt (nan nguyên cật có màu nâu đậm, nan được cạo cật sẽ có màu vàng nhạt) làm nổi bật các đường nét hoa văn. Ngoài hai loại hoa văn chủ đạo nói trên, đồng bào dân tộc bản địa Lâm Đồng còn đan các loại gùi có trang trí hoa văn hình mặt trời, hình mai rùa, hình móng chân chó…
Gùi hoa thường được sử dụng trong các dịp lễ hội, khi đi đám cưới, đi chợ, đi chơi và làm gùi nhỏ trong lễ đặt tên cho bé. Vì vậy gùi hoa được đan rất kỳ công bởi ngoài giá trị của một vật dụng nó còn giúp cho các chàng trai Tây Nguyên chứng tỏ được sự tài hoa, khéo léo của mình trước các cô gái và cộng đồng. Nhưng thật đáng tiếc, hiện nay những kỹ thuật tinh xảo của đan gùi hoa đang có nguy cơ bị thất truyền và hầu như chỉ có người già là còn biết đan gùi hoa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần là do thiếu nguyên liệu, một phần là ngày nay với sự xuất hiện của những đồ dùng giá rẻ, tiện dụng và phù hợp với cuộc sống hiện đại như làn, giỏ xách, ba lô… đã ảnh hưởng nhiều tới nghề đan lát nói chung và đan gùi nói riêng. Vì vậy chúng ta cần sớm có những dự án, chính sách thích hợp để khuyến khích, hỗ trợ giúp bà con bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo này./.
Đặt phòng khách sạn đà lạt cung cấp thông tin khách sạn trong địa bàn thành phố với giá cả đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên thân thiện tư vấn 24/24h sẽ hỗ trợ tối đa nhất cho các bạn trong thời gian du lịch tại xứ ngàn hoa.

Nghệ thuật đan gùi hoa – Nét đẹp truyền thống cần được bảo tồn tại Lâm Đồng

Đối với các dân tộc Tây Nguyên nói chung và các dân tộc bản địa Mạ, K’Ho, Churu của Lâm Đồng nói riêng, gùi là một vật dụng quen thuộc luôn gắn bó với đồng bào trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đối với họ, chiếc gùi không chỉ đơn thuần là một vật dụng mà còn chứa đựng bao yếu tố văn hóa khác. Bởi thông qua nó, họ đã gửi gắm tình cảm cũng như sự cảm nhận về thiên nhiên, cuộc sống theo cách nhìn, cách nghĩ của riêng mình.

Già làng thôn Kala, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh ngồi chuốt từng sợi lồ ô để đan nong, đan gùi.
Già làng thôn Kala, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh ngồi chuốt từng sợi lồ ô để đan nong, đan gùi.
Ảnh: PHAN NHÂN
Để đan được một chiếc gùi, đặc biệt là gùi hoa, đồng bào dân tộc đã phải chuẩn bị và tiến hành khá công phu từ khâu chọn nguyên liệu đến các bước tạo hoa văn và hoàn thành sản phẩm.
Nguyên liệu để đan gùi bao gồm: lồ ô, nứa (đơr), dây mây (sê rơ – gă), cây sim rừng (Pănh), cóc rừng (gơ – nắp – bơ`s), cây pơ – rô, vỏ cây pết, cây tỳ hoặc lá cây sơ – đoăh. Nguyên liệu được khai thác trực tiếp ở các đồi núi quanh địa bàn cư trú và được sơ chế trước khi đưa vào sử dụng. Dụng cụ dùng trong đan gùi ngoài xà gạt, dùi nhọn để dùi lỗ, dao nhọn có cán cong rất sắc bén dùng để chuốt sợi mây, vót nan còn có khung đan sử dụng tạo dáng gùi. Khung có hai loại: khung tròn và khung vuông và có kích thước to nhỏ khác nhau. Tùy thuộc vào loại gùi cần đan mà người đan sẽ sử dụng khung cho phù hợp.
Để đan gùi phải dùng hai loại nan: đó là nan xương và nan thường. Nan xương chắc và nhỉnh hơn. Phần giữa của nan chừa to bản để đan phần đáy gùi, nan xương rất quan trọng, nó quyết định kích thước và độ cứng của gùi. Tùy theo từng loại gùi cần đan mà người ta tạo nan có độ dài ngắn khác nhau.
Gùi được bắt đầu đan từ đáy. Khi đan người ta dùng nan xương có chừa phần to bản ở giữa đan phần đáy trước. Khi đã đan xong phần đáy, người ta bắt đầu làm móng gùi (Gơ – lăh – Mun). Móng là hai đoạn cành sim rừng hoặc lồ ô to bằng ngón tay trỏ hoặc nhỏ hơn một chút. Hai đầu được vạt nhọn, cây móng được cắm chéo ở chính giữa dưới đáy gùi và cài chặt vào bốn góc của đáy gùi.
Sau khi cài xong cây móng, người đan phải dùng động tác thật khéo léo vừa đan vừa bẻ góc, uốn cong nan xương để bắt đầu lên thân gùi. Sau bẻ góc thì bắt đầu cài khung để đan thân gùi. Đan tới đâu thì dịch khung ra tới đấy. Khung giúp cho thân gùi được tròn đều hoặc vuông đều từ đáy lên miệng.
Có hai kiểu đan gùi hoa cơ bản mà đồng bào K’Ho ở Di Linh vẫn thường gọi là Băng cha Kiang và Băng cha ờs. Băng cha Kiang là kiểu đan tạo hoa văn hình chữ V mà đồng bào gọi là hình gấp khúc cùi chỏ. Băng cha ờs là kiểu hoa văn hình thoi (hình quả trám).
Cách đan: Muốn đan theo kiểu Băng cha Kiang thì sau khi bắt đầu lên phần thân gùi người ta chia thành 4 khoảng bằng nhau. Từ bốn điểm giữa sẽ đan một lên một xuống còn các điểm khác vẫn đan hai lên hai xuống. Khi đến lượt lại thì tất cả vẫn đan lồng đôi (hai lên hai xuống) bình thường. Như vậy tại các điểm đan một lên một xuống sẽ bắt đầu dần tạo ra hai đường xiên hoa văn hình chữ V. Khi đan tới một khoang nhất định, người ta lại đan một lên một xuống tại 4 điểm dọc theo 4 điểm mốc trước đó để tạo đường xiên làm hoa văn gấp khúc lên xuống dạng chữ V lần hai. Thường thường trên mỗi thân gùi tạo được 3 đến 4 đường hoa văn này.
Băng cha ờs còn được gọi là Băng cha thường. Kiểu này đan đơn giản hơn kiểu trước và nó tạo ra hoa văn hình thoi. Để đan gùi kiểu này người đan cũng chia gùi thành bốn phần bằng nhau và tại 4 điểm giữa đan một lên một xuống để làm mốc tạo hoa văn. Sau đó đan lồng hai bình thường. Như vậy tại các điểm đan một lên một xuống sẽ dần dần tạo ra một góc và hai cạnh xiên của hình thoi. Khi đến một khoảng nhất định, muốn tạo góc khác thì tại điểm cuối của các đường xiên (2 cạnh) lại đan một lên một xuống để đổi hướng cho đường xiên. Sau đó tiếp tục đan cho đến khi hai đường xiên gặp nhau tạo thành hai cạnh tiếp của hình thoi.
Sau khi đan xong phần thân gùi người ta tiếp tục làm vành miệng, kết quai gùi, làm đế gùi, dây ràng và trang trí cho gùi. Tất cả các khâu này đều được tiến hành khá tỉ mỉ và rất khéo léo, công phu. Đặc biệt là khi tết mắt công (măc – brạ) để trang trí trên thân gùi. Thường thường mỗi gùi có 3 mắt công (măc – brạ). Xung quanh miệng gùi (ở mép dưới vành miệng) có cài những túm sợi hoặc len đã được cắt sẵn để làm hoa, các cụm hoa sợi này được bố trí cách nhau một khoảng đều đặn.
Đế gùi thường được làm sau cùng để tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của đáy gùi mà uốn cho vừa. Đế gùi thường được làm bằng gỗ cóc rừng vạt mỏng. Sau đó đo cho vừa bằng cạnh vuông của đáy gùi rồi bắt đầu uốn cong theo hình bông hoa 4 cánh. Mỗi cánh tựa sát vào một góc của đáy gùi. Sau đó kết chặt đế với 2 cây móng và cả phần đáy gùi.
Màu sắc sử dụng để trang trí hoa văn chủ yếu trên gùi là màu đỏ, đen được lấy từ vỏ, lá cây rừng nếu sử dụng nan nhuộm. Nhưng đồng bào dân tộc Tây Nguyên cũng ít dùng màu để nhuộm nan, sợi để đan gùi hoa mà thường lợi dụng chính bản chất của nan nứa, lồ ô để tạo màu làm nổi bật các đường nét hoa văn. Nghĩa là khi đan gùi hoa, họ sẽ dùng toàn bộ nan cật, các nan đều để nguyên cật xanh, riêng nan xương được cạo sạch lớp cật xanh mỏng ở bên ngoài cho nhạt hơn.
Sau khi đan xong thì người ta mang gác trên giàn bếp một thời gian, lúc này khói và bồ hóng ăn vào các nan gùi tạo ra hai màu đậm nhạt rõ rệt (nan nguyên cật có màu nâu đậm, nan được cạo cật sẽ có màu vàng nhạt) làm nổi bật các đường nét hoa văn. Ngoài hai loại hoa văn chủ đạo nói trên, đồng bào dân tộc bản địa Lâm Đồng còn đan các loại gùi có trang trí hoa văn hình mặt trời, hình mai rùa, hình móng chân chó…
Gùi hoa thường được sử dụng trong các dịp lễ hội, khi đi đám cưới, đi chợ, đi chơi và làm gùi nhỏ trong lễ đặt tên cho bé. Vì vậy gùi hoa được đan rất kỳ công bởi ngoài giá trị của một vật dụng nó còn giúp cho các chàng trai Tây Nguyên chứng tỏ được sự tài hoa, khéo léo của mình trước các cô gái và cộng đồng. Nhưng thật đáng tiếc, hiện nay những kỹ thuật tinh xảo của đan gùi hoa đang có nguy cơ bị thất truyền và hầu như chỉ có người già là còn biết đan gùi hoa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần là do thiếu nguyên liệu, một phần là ngày nay với sự xuất hiện của những đồ dùng giá rẻ, tiện dụng và phù hợp với cuộc sống hiện đại như làn, giỏ xách, ba lô… đã ảnh hưởng nhiều tới nghề đan lát nói chung và đan gùi nói riêng. Vì vậy chúng ta cần sớm có những dự án, chính sách thích hợp để khuyến khích, hỗ trợ giúp bà con bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo này./.
Đặt phòng khách sạn đà lạt cung cấp thông tin khách sạn trong địa bàn thành phố với giá cả đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên thân thiện tư vấn 24/24h sẽ hỗ trợ tối đa nhất cho các bạn trong thời gian du lịch tại xứ ngàn hoa.
Đọc thêm..

Nhiếp ảnh gia ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở thành phố hoa lãng mạn.

1-1-1435373450_660x0
Đà Lạt là địa điểm chụp ảnh cưới lý tưởng cho các uyên ương thích sự lãng mạn, bởi phong cảnh thiên nhiên ngập tràn sắc hoa cỏ. Dù ở mùa nào, Đà Lạt cũng có nét đẹp riêng.
1-2-1435373450_660x0
1-3-1435373451_660x0
Đà Lạt mùa xuân ngập tràn mai anh đào khoe sắc đẹp như thiên đường.
1-4-1435373451_660x0
1-1435373452_660x0
Mùa xuân, tiết trời còn se lạnh nhưng ánh nắng vẫn rực rỡ làm bối cảnh tuyệt đẹp cho album cưới.
2-5-1435373453_660x0
Mùa hạ, bầu trời Đà Lạt xanh ngắt. Và trên những đồi chè, sắc xanh của trời hòa cùng sắc xanh của cây chè tạo nên bức tranh màu sắc nổi bật.
2-1-1435373452_660x0
2-2-1435373452_660x0
Uyên ương hạnh phúc trong ánh nắng hoàng hôn mùa hạ chiều xuống bờ hồ lãng mạn.
2-3-1435373453_660x0
2-4-1435373453_660x0
Cặp đôi chụp ảnh tình tứ giữa phố phường Đà Lạt rực rỡ trong nắng.
2-1435373454_660x0
3-1-1435373454_660x0
Mùa thu Đà Lạt là mùa những đồi hoa dã quỳ nở vàng rực rỡ.
3-4-1435373455_660x0
3-1435373457_660x0
Những con đường hoa nổi bật trên nền trời xanh sẽ thành bối cảnh tuyệt đẹp để uyên ương chụp ảnh cưới.
3-2-1435373454_660x0
3-3-1435373455_660x0
Khắp nơi ở Đà Lạt đều có hoa khiến bối cảnh chụp ảnh cưới cũng đa dạng hơn.
3-5-1435373456_660x0
Trong khung cảnh nên thơ, cô dâu chú rể hạnh phúc trên chiếc thuyền chở đầy hoa lãng mạn.
4-1-1435373457_660x0
Mùa đông Đà Lạt với không khí lạnh sẽ làm cô dâu chú rể xích lại gần nhau và có những bức ảnh cưới ấm cúng.
4-2-1435373458_660x0
4-3-1435373459_660x0
Ở cao nguyên, cô dâu chú rể có thể ghi lại những bức ảnh đẹp giữa bầu trời đầy sao.
4-4-1435373459_660x0
Nhiếp ảnh gia và ekip chuẩn bị những chiếc đèn treo lấp lánh như đom đóm, làm khu rừng thông lung linh, soi sáng uyên ương.
4-5-1435373460_660x0
4-1435373461_660x0
Chọn chụp ảnh cưới ở Đà Lạt mùa đông, cặp đôi sẽ hưởng trọn không khí lạnh của khí trời nhưng ấm cúng của tình yêu.
Đặt phòng khách sạn đà lạt cung cấp thông tin khách sạn trong địa bàn thành phố với giá cả đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên thân thiện tư vấn 24/24h sẽ hỗ trợ tối đa nhất cho các bạn trong thời gian du lịch tại xứ ngàn hoa.

Ảnh cưới bốn mùa đẹp ngỡ ngàng ở Đà Lạt

Nhiếp ảnh gia ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở thành phố hoa lãng mạn.

1-1-1435373450_660x0
Đà Lạt là địa điểm chụp ảnh cưới lý tưởng cho các uyên ương thích sự lãng mạn, bởi phong cảnh thiên nhiên ngập tràn sắc hoa cỏ. Dù ở mùa nào, Đà Lạt cũng có nét đẹp riêng.
1-2-1435373450_660x0
1-3-1435373451_660x0
Đà Lạt mùa xuân ngập tràn mai anh đào khoe sắc đẹp như thiên đường.
1-4-1435373451_660x0
1-1435373452_660x0
Mùa xuân, tiết trời còn se lạnh nhưng ánh nắng vẫn rực rỡ làm bối cảnh tuyệt đẹp cho album cưới.
2-5-1435373453_660x0
Mùa hạ, bầu trời Đà Lạt xanh ngắt. Và trên những đồi chè, sắc xanh của trời hòa cùng sắc xanh của cây chè tạo nên bức tranh màu sắc nổi bật.
2-1-1435373452_660x0
2-2-1435373452_660x0
Uyên ương hạnh phúc trong ánh nắng hoàng hôn mùa hạ chiều xuống bờ hồ lãng mạn.
2-3-1435373453_660x0
2-4-1435373453_660x0
Cặp đôi chụp ảnh tình tứ giữa phố phường Đà Lạt rực rỡ trong nắng.
2-1435373454_660x0
3-1-1435373454_660x0
Mùa thu Đà Lạt là mùa những đồi hoa dã quỳ nở vàng rực rỡ.
3-4-1435373455_660x0
3-1435373457_660x0
Những con đường hoa nổi bật trên nền trời xanh sẽ thành bối cảnh tuyệt đẹp để uyên ương chụp ảnh cưới.
3-2-1435373454_660x0
3-3-1435373455_660x0
Khắp nơi ở Đà Lạt đều có hoa khiến bối cảnh chụp ảnh cưới cũng đa dạng hơn.
3-5-1435373456_660x0
Trong khung cảnh nên thơ, cô dâu chú rể hạnh phúc trên chiếc thuyền chở đầy hoa lãng mạn.
4-1-1435373457_660x0
Mùa đông Đà Lạt với không khí lạnh sẽ làm cô dâu chú rể xích lại gần nhau và có những bức ảnh cưới ấm cúng.
4-2-1435373458_660x0
4-3-1435373459_660x0
Ở cao nguyên, cô dâu chú rể có thể ghi lại những bức ảnh đẹp giữa bầu trời đầy sao.
4-4-1435373459_660x0
Nhiếp ảnh gia và ekip chuẩn bị những chiếc đèn treo lấp lánh như đom đóm, làm khu rừng thông lung linh, soi sáng uyên ương.
4-5-1435373460_660x0
4-1435373461_660x0
Chọn chụp ảnh cưới ở Đà Lạt mùa đông, cặp đôi sẽ hưởng trọn không khí lạnh của khí trời nhưng ấm cúng của tình yêu.
Đặt phòng khách sạn đà lạt cung cấp thông tin khách sạn trong địa bàn thành phố với giá cả đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên thân thiện tư vấn 24/24h sẽ hỗ trợ tối đa nhất cho các bạn trong thời gian du lịch tại xứ ngàn hoa.
Đọc thêm..

Từ đầu thế kỉ XX, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành đầu tư nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng của cả Đông Dương. Kết quả của những tác động vào hệ sinh thái mang nhiều giá trị đặc sắc của vùng đất trên cao nguyên Langbian ngày nay vẫn còn hiện diện đây đó khắp thành phố. Từ đó, Đà Lạt từng bước trở thành một địa danh du lịch quen thuộc đối với du khách không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

Một trong những đặc trưng cơ bản tạo nên sắc thái văn hóa Đà Lạt có nét đặc thù là do sự khác biệt về cấu trúc địa hình ở độ cao trên 1.500m, khí hậu quanh năm mát mẻ và phân bố dân tộc, dân cư tạo nên sự hội tụ giữa văn hóa người dân bản địa với văn hóa người dân các vùng, miền về đây sinh cơ lập nghiệp, đồng thời có sự ảnh hưởng của người Pháp thế kỷ 19, phương Tây thế kỷ 20 và toàn cầu hóa hiện nay.
Từ góc độ văn hóa có thể thấy, những giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của Đà Lạt đã được hình thành, tiếp biến, giao thoa, đan cài và có sự điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của thành phố. Do đó, việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và khai các giá trị văn hóa trong môi trường tự nhiên – xã hội mặc nhiên đã tồn tại. Từ góc độ khoa học quản lý, bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề: Phương thức khai thác các giá trị đặc sắc về văn hóa Đà Lạt để phát triển du lịch.
Một góc Đà Lạt trong sương sớm.
Một góc Đà Lạt trong sương sớm. Ảnh: Nguyễn Nghĩa
Từ trước đến nay, nói du lịch Đà Lạt người ta thường nói nhiều, luận bàn nhiều về rừng, thác, hoa, biệt thự, khí hậu… nhưng về “cái gạch nối” giữa các giá trị ấy là những gì lại chưa được bàn luận, nghiên cứu một cách hệ thống. Thực tế cho thấy, con người gắn bó với môi trường sống, vừa tiếp nhận vừa tạo cho mình một phương thức tác động riêng vào môi trường tự nhiên đó; kết quả của những tác động này đã hình thành nên cung cách ứng xử, tập tính sinh hoạt, giao tiếp… đó chính là những giá trị nhân văn sâu sắc. Với ưu thế về môi trường tự nhiên – nhân văn, Đà Lạt đã trở thành điểm thu hút dân cư từ mọi miền đất nước về đây sinh sống, làm việc, đặc biệt là điểm đến quen thuộc của du khách không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
Vì vậy, thành phố Đà Lạt ngoài những tác động nội tại của cộng đồng cư dân tại chỗ, còn chịu sự tác động từ hoạt động du lịch – du khách; từ đó, tạo nên một phong cách riêng, có thể nói là đặc trưng. Vì vậy, phát triển du lịch Đà Lạt nếu chỉ chú trọng khai thác lợi thế về mặt sinh thái tự nhiên mà không chú ý đến những lợi thế về mặt sinh thái nhân văn sẽ khó có thể kiểm soát, định hướng được sự phát triển bền vững trong tương lai.
Sở dĩ nêu lên điều này bởi lẽ, sinh thái tự nhiên có mối tương tác hữu cơ với sinh thái nhân văn và kết quả của mối tương tác này là các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư. Do đó, một trong những thuộc tính cơ bản của một địa danh bao giờ cũng gồm hai yếu tố cộng hưởng: Đặc điểm nổi bật, đặc trưng về sinh thái tự nhiên và về sinh thái nhân văn (của cộng đồng dân tộc trên vùng, lãnh thổ đó).
Mức độ tồn tại cũng như việc bảo tồn, khai thác của nhiều giá trị văn hóa vật thể ở Đà Lạt hiện nay cho thấy khía cạnh giá trị phi vật thể trong đó chưa được quan tâm đúng mức, hoặc quan tâm không đồng bộ. Đặc biệt, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, yếu tố quan trọng nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và môi trường du lịch có tính đặc trưng bền vững lại chưa được thấm sâu vào đời sống xã hội, kể cả những người quản lý, kinh doanh du lịch. Đây là một trong những lý do ảnh hưởng đến sự hấp dẫn và sức cạnh tranh của du lịch Đà Lạt.
Vấn đề này có liên quan đến khía cạnh nhận thức về giá trị văn hóa, nhất là các yếu tố văn hóa đặc trưng. Các giá trị văn hóa vật thể như nhà cửa, trang phục, món ăn, thức uống… vừa chứa đựng giá trị sinh tồn (kiếm cái ăn, cái mặc), vừa chứa đựng giá trị văn hóa (quan niệm về tự nhiên, phương thức tác động vào tự nhiên,…). Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn nhận vấn đề từ nhãn quan truyền thống sẽ khó có thể bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong tình hình hiện nay, nhất là sử dụng các giá trị văn hóa vào phát triển du lịch. Trước sức ép ngày càng gia tăng của cuộc sống hiện đại, ngày nay phương thức sống, nhận thức và tư duy thẩm mỹ của đại bộ phận cư dân Đà Lạt, nhất là thế hệ trẻ đã có nhiều thay đổi.
Do đó, giữ gìn di sản văn hóa – bao gồm các giá trị vật thể và phi vật thể cần những phương thức và bước đi phù hợp; nhất là đối với khu vực có sự đan xen, cộng cư, chịu tác động của dân cư từ nhiều địa phương khác nhau. Vì vậy, nhận thức về giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch không chỉ dừng lại ở việc hình thành các thiết chế, các hoạt động, các sản phẩm, loại hình du lịch; mà còn phải được nhìn nhận từ góc độ chủ thể: sự tham gia của các cộng đồng dân cư địa phương ở Đà Lạt.
Từ những vấn đề nêu lên, thiết nghĩ việc khai thác các giá trị văn hóa đặc sắc trong hoạt động du lịch cần quan tâm hơn đến: Việc định hướng quy hoạch và phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch cần chú trọng sử dụng, khai thác các yếu tố văn hóa, nhất là văn hoá bản địa, cũng như huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư vào phát triển kinh tế – xã hội và văn hóa của địa phương tạo môi trường lành mạnh để phát triển du lịch bền vững; Quy hoạch du lịch và quy hoạch thiết chế văn hóa – thể thao thành phố Đà Lạt phải có sự gắn kết một cách hữu cơ, vừa phục vụ nhu cầu hoạt động văn hóa – thể thao, vừa là những sản phẩm, loại hình du lịch hấp dẫn du khách.
Do đó, cần chọn lọc những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phù hợp để đầu tư hình thành cơ sở vật chất về thiết chế văn hoá; phát triển sản phẩm du lịch, loại hình du lịch đặc trưng, giàu bản sắc trên cơ sở điều tra, phân loại, đánh giá được giá trị của các loại hình văn hóa của Đà Lạt. Mặt khác, thông qua hiện trạng giá trị của văn hóa (cả truyền thống và tiếp biến) sẽ có cơ sở để đánh giá nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động đối với chủ thể văn hóa và môi trường tự nhiên – xã hội. Phát huy yếu tố cộng đồng và cộng cảm nhằm tạo ra sự đồng thuận, huy động được sự tham gia tự nguyện của cộng đồng chủ nhân văn hóa nhằm tạo ra môi trường văn hóa ổn định; duy trì được khả năng tái hiện, sáng tạo ra sản phẩm du lịch bằng các mô hình hoạt động văn hóa – thể thao; làm mới sản phẩm du lịch thông qua các hoạt động đó.
Sản phẩm và loại hình du lịch Đà Lạt hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào sự ưu đãi của sinh thái tự nhiên, trong khi sinh thái nhân văn, nhất là các giá trị văn hóa bản địa ngày càng mờ nhạt. Tầm vóc về thương hiệu du lịch gắn với các giá trị của địa danh Đà Lạt rất cần có những định hướng cung cầu bền vững dựa trên các giá trị đặc trưng về con người, văn hóa, bao hàm văn hóa bản địa và văn hóa đã được tiếp biến, nhằm tăng thêm giá trị đặc trưng của thành phố Đà Lạt, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
Đặt phòng khách sạn đà lạt cung cấp thông tin khách sạn trong địa bàn thành phố với giá cả đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên thân thiện tư vấn 24/24h sẽ hỗ trợ tối đa nhất cho các bạn trong thời gian du lịch tại xứ ngàn hoa.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc trong phát triển du lịch Đà Lạt

Từ đầu thế kỉ XX, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành đầu tư nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng của cả Đông Dương. Kết quả của những tác động vào hệ sinh thái mang nhiều giá trị đặc sắc của vùng đất trên cao nguyên Langbian ngày nay vẫn còn hiện diện đây đó khắp thành phố. Từ đó, Đà Lạt từng bước trở thành một địa danh du lịch quen thuộc đối với du khách không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

Một trong những đặc trưng cơ bản tạo nên sắc thái văn hóa Đà Lạt có nét đặc thù là do sự khác biệt về cấu trúc địa hình ở độ cao trên 1.500m, khí hậu quanh năm mát mẻ và phân bố dân tộc, dân cư tạo nên sự hội tụ giữa văn hóa người dân bản địa với văn hóa người dân các vùng, miền về đây sinh cơ lập nghiệp, đồng thời có sự ảnh hưởng của người Pháp thế kỷ 19, phương Tây thế kỷ 20 và toàn cầu hóa hiện nay.
Từ góc độ văn hóa có thể thấy, những giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của Đà Lạt đã được hình thành, tiếp biến, giao thoa, đan cài và có sự điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của thành phố. Do đó, việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và khai các giá trị văn hóa trong môi trường tự nhiên – xã hội mặc nhiên đã tồn tại. Từ góc độ khoa học quản lý, bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề: Phương thức khai thác các giá trị đặc sắc về văn hóa Đà Lạt để phát triển du lịch.
Một góc Đà Lạt trong sương sớm.
Một góc Đà Lạt trong sương sớm. Ảnh: Nguyễn Nghĩa
Từ trước đến nay, nói du lịch Đà Lạt người ta thường nói nhiều, luận bàn nhiều về rừng, thác, hoa, biệt thự, khí hậu… nhưng về “cái gạch nối” giữa các giá trị ấy là những gì lại chưa được bàn luận, nghiên cứu một cách hệ thống. Thực tế cho thấy, con người gắn bó với môi trường sống, vừa tiếp nhận vừa tạo cho mình một phương thức tác động riêng vào môi trường tự nhiên đó; kết quả của những tác động này đã hình thành nên cung cách ứng xử, tập tính sinh hoạt, giao tiếp… đó chính là những giá trị nhân văn sâu sắc. Với ưu thế về môi trường tự nhiên – nhân văn, Đà Lạt đã trở thành điểm thu hút dân cư từ mọi miền đất nước về đây sinh sống, làm việc, đặc biệt là điểm đến quen thuộc của du khách không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
Vì vậy, thành phố Đà Lạt ngoài những tác động nội tại của cộng đồng cư dân tại chỗ, còn chịu sự tác động từ hoạt động du lịch – du khách; từ đó, tạo nên một phong cách riêng, có thể nói là đặc trưng. Vì vậy, phát triển du lịch Đà Lạt nếu chỉ chú trọng khai thác lợi thế về mặt sinh thái tự nhiên mà không chú ý đến những lợi thế về mặt sinh thái nhân văn sẽ khó có thể kiểm soát, định hướng được sự phát triển bền vững trong tương lai.
Sở dĩ nêu lên điều này bởi lẽ, sinh thái tự nhiên có mối tương tác hữu cơ với sinh thái nhân văn và kết quả của mối tương tác này là các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư. Do đó, một trong những thuộc tính cơ bản của một địa danh bao giờ cũng gồm hai yếu tố cộng hưởng: Đặc điểm nổi bật, đặc trưng về sinh thái tự nhiên và về sinh thái nhân văn (của cộng đồng dân tộc trên vùng, lãnh thổ đó).
Mức độ tồn tại cũng như việc bảo tồn, khai thác của nhiều giá trị văn hóa vật thể ở Đà Lạt hiện nay cho thấy khía cạnh giá trị phi vật thể trong đó chưa được quan tâm đúng mức, hoặc quan tâm không đồng bộ. Đặc biệt, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, yếu tố quan trọng nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và môi trường du lịch có tính đặc trưng bền vững lại chưa được thấm sâu vào đời sống xã hội, kể cả những người quản lý, kinh doanh du lịch. Đây là một trong những lý do ảnh hưởng đến sự hấp dẫn và sức cạnh tranh của du lịch Đà Lạt.
Vấn đề này có liên quan đến khía cạnh nhận thức về giá trị văn hóa, nhất là các yếu tố văn hóa đặc trưng. Các giá trị văn hóa vật thể như nhà cửa, trang phục, món ăn, thức uống… vừa chứa đựng giá trị sinh tồn (kiếm cái ăn, cái mặc), vừa chứa đựng giá trị văn hóa (quan niệm về tự nhiên, phương thức tác động vào tự nhiên,…). Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn nhận vấn đề từ nhãn quan truyền thống sẽ khó có thể bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong tình hình hiện nay, nhất là sử dụng các giá trị văn hóa vào phát triển du lịch. Trước sức ép ngày càng gia tăng của cuộc sống hiện đại, ngày nay phương thức sống, nhận thức và tư duy thẩm mỹ của đại bộ phận cư dân Đà Lạt, nhất là thế hệ trẻ đã có nhiều thay đổi.
Do đó, giữ gìn di sản văn hóa – bao gồm các giá trị vật thể và phi vật thể cần những phương thức và bước đi phù hợp; nhất là đối với khu vực có sự đan xen, cộng cư, chịu tác động của dân cư từ nhiều địa phương khác nhau. Vì vậy, nhận thức về giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch không chỉ dừng lại ở việc hình thành các thiết chế, các hoạt động, các sản phẩm, loại hình du lịch; mà còn phải được nhìn nhận từ góc độ chủ thể: sự tham gia của các cộng đồng dân cư địa phương ở Đà Lạt.
Từ những vấn đề nêu lên, thiết nghĩ việc khai thác các giá trị văn hóa đặc sắc trong hoạt động du lịch cần quan tâm hơn đến: Việc định hướng quy hoạch và phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch cần chú trọng sử dụng, khai thác các yếu tố văn hóa, nhất là văn hoá bản địa, cũng như huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư vào phát triển kinh tế – xã hội và văn hóa của địa phương tạo môi trường lành mạnh để phát triển du lịch bền vững; Quy hoạch du lịch và quy hoạch thiết chế văn hóa – thể thao thành phố Đà Lạt phải có sự gắn kết một cách hữu cơ, vừa phục vụ nhu cầu hoạt động văn hóa – thể thao, vừa là những sản phẩm, loại hình du lịch hấp dẫn du khách.
Do đó, cần chọn lọc những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phù hợp để đầu tư hình thành cơ sở vật chất về thiết chế văn hoá; phát triển sản phẩm du lịch, loại hình du lịch đặc trưng, giàu bản sắc trên cơ sở điều tra, phân loại, đánh giá được giá trị của các loại hình văn hóa của Đà Lạt. Mặt khác, thông qua hiện trạng giá trị của văn hóa (cả truyền thống và tiếp biến) sẽ có cơ sở để đánh giá nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động đối với chủ thể văn hóa và môi trường tự nhiên – xã hội. Phát huy yếu tố cộng đồng và cộng cảm nhằm tạo ra sự đồng thuận, huy động được sự tham gia tự nguyện của cộng đồng chủ nhân văn hóa nhằm tạo ra môi trường văn hóa ổn định; duy trì được khả năng tái hiện, sáng tạo ra sản phẩm du lịch bằng các mô hình hoạt động văn hóa – thể thao; làm mới sản phẩm du lịch thông qua các hoạt động đó.
Sản phẩm và loại hình du lịch Đà Lạt hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào sự ưu đãi của sinh thái tự nhiên, trong khi sinh thái nhân văn, nhất là các giá trị văn hóa bản địa ngày càng mờ nhạt. Tầm vóc về thương hiệu du lịch gắn với các giá trị của địa danh Đà Lạt rất cần có những định hướng cung cầu bền vững dựa trên các giá trị đặc trưng về con người, văn hóa, bao hàm văn hóa bản địa và văn hóa đã được tiếp biến, nhằm tăng thêm giá trị đặc trưng của thành phố Đà Lạt, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
Đặt phòng khách sạn đà lạt cung cấp thông tin khách sạn trong địa bàn thành phố với giá cả đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên thân thiện tư vấn 24/24h sẽ hỗ trợ tối đa nhất cho các bạn trong thời gian du lịch tại xứ ngàn hoa.
Đọc thêm..
Đồi chè gần 100 năm tuổi, thẳng tấp, quyện vào làn sương mờ ảo lúc bình minh và chiều tà.
Là điểm du lịch thôn dã, bình dân mà bất cứ ai cũng có thể đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mẹ thiên nhiên ban tặng.
Đồi trà thuộc thôn Trường Thọ, xã Trạm Hành, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Chỉ cách trung tâm Đà Lạt 25 km hướng về phía Đông Nam.
Ngoài cảnh đẹp như chốn “bồng lai”, mà mỗi lần du khách phương xa đến đây có thể cảm nhận được không khí trong lành và nhiệt độ ngoài trời vào lúc (sáng sớm và ban chiều) thì lạnh buốt người. Du khách đến “đồi chè” đều chuẩn bị sẵn áo khoác, mũ lên, găng tay… để tránh không khí cắt da thịt.
Không chỉ du khách mà nhiều đôi bạn trẻ cũng thường đến đây để chụp ảnh cưới. Những nhóm đi phượt từ xa cũng ghé vào đồi chè để ghi lại một vài bức ảnh kỷ niệm.
h1-1435286809451
Những luống trà xanh mướt trên độ cao 1.650m
h2-1435286809453
Những cây trà cao khoảng 60cm đến 80cm
h3-1435286809455
Những đọt trà non mơn mởn
h6-1435286809458
Những gốc trà gần 100 tuổi
h10-1435286809462
Những đường cong mềm mại trên những luống trà
h11-1435286809463
Những đám sương mù lúc chiều tà
h12-1435286809464
Những ngôi nhà của người dân địa phương lấp ló trong sương mù
h16-1435286809344
Những hàng trà được trồng giống như ruộng bậc thang
h14-1435286809467
Du khách đến đồi chè để ngắm cảnh và ghi lại những kỷ niệm
Đặt phòng khách sạn đà lạt cung cấp thông tin khách sạn trong địa bàn thành phố với giá cả đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên thân thiện tư vấn 24/24h sẽ hỗ trợ tối đa nhất cho các bạn trong thời gian du lịch tại xứ ngàn hoa.

Lên Đà Lạt ngắm đồi chè 100 năm tuổi trong sương

Đồi chè gần 100 năm tuổi, thẳng tấp, quyện vào làn sương mờ ảo lúc bình minh và chiều tà.
Là điểm du lịch thôn dã, bình dân mà bất cứ ai cũng có thể đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mẹ thiên nhiên ban tặng.
Đồi trà thuộc thôn Trường Thọ, xã Trạm Hành, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Chỉ cách trung tâm Đà Lạt 25 km hướng về phía Đông Nam.
Ngoài cảnh đẹp như chốn “bồng lai”, mà mỗi lần du khách phương xa đến đây có thể cảm nhận được không khí trong lành và nhiệt độ ngoài trời vào lúc (sáng sớm và ban chiều) thì lạnh buốt người. Du khách đến “đồi chè” đều chuẩn bị sẵn áo khoác, mũ lên, găng tay… để tránh không khí cắt da thịt.
Không chỉ du khách mà nhiều đôi bạn trẻ cũng thường đến đây để chụp ảnh cưới. Những nhóm đi phượt từ xa cũng ghé vào đồi chè để ghi lại một vài bức ảnh kỷ niệm.
h1-1435286809451
Những luống trà xanh mướt trên độ cao 1.650m
h2-1435286809453
Những cây trà cao khoảng 60cm đến 80cm
h3-1435286809455
Những đọt trà non mơn mởn
h6-1435286809458
Những gốc trà gần 100 tuổi
h10-1435286809462
Những đường cong mềm mại trên những luống trà
h11-1435286809463
Những đám sương mù lúc chiều tà
h12-1435286809464
Những ngôi nhà của người dân địa phương lấp ló trong sương mù
h16-1435286809344
Những hàng trà được trồng giống như ruộng bậc thang
h14-1435286809467
Du khách đến đồi chè để ngắm cảnh và ghi lại những kỷ niệm
Đặt phòng khách sạn đà lạt cung cấp thông tin khách sạn trong địa bàn thành phố với giá cả đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên thân thiện tư vấn 24/24h sẽ hỗ trợ tối đa nhất cho các bạn trong thời gian du lịch tại xứ ngàn hoa.
Đọc thêm..