Ai đã đặt chân lên đất Tây Nguyên đều bị cuốn hút bởi những buổi
trình diễn cồng chiêng. Tháng “ning nơng”, mùa “con ong đi lấy mật”, và cũng
không chỉ trong tháng “ning nơng”, quanh năm cao nguyên đất đỏ tràn ngập tiếng
cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng theo suốt cuộc đời con người, theo suốt vòng đời
cây trồng….
Không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận: cồng chiêng,
các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có
sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ
chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu
rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên...).
Với
người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá. Âm nhạc
cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được
khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua
bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng
như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng nói"
của con người và của thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh".
Bắt rễ từ truyền thống văn hóa Đông Sơn, văn hóa âm nhạc
cồng chiêng Tây Nguyên có lịch sử lâu đời, là phương tiện khẳng định cộng đồng
và bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên. Cồng chiêng
Tây Nguyên vẫn gắn bó vẹn nguyên dáng vẻ dân gian, thô mộc mà chắc khỏe, tinh
tế và sâu lắng nơi núi rừng đại ngàn, cùng với tiếng thác nước ào ạt chảy đêm,
tạo nên một không gian văn hóa đậm chất Tây Nguyên.
Các dàn cồng chiêng thường gồm nhiều bộ. Mỗi bộ có số
lượng khác nhau và đảm nhiệm những chức năng riêng trong cuộc hòa tấu. Cồng
chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, một bộ có từ 2 đến 12-13
chiếc, thậm chí có nơi tới 18-20 chiếc. Trong một bộ chiêng có chiêng mẹ
(chiêng cái) là quan trọng nhất. Tên gọi của cồng chiêng có khi được đặt dựa
theo âm thanh nhạc khí phát ra, có khi là tên gọi theo vị trí của nó trong dàn
nhạc.
Trong những dàn có từ 9 cồng chiêng trở
lên thì có thêm cồng “cha” bên cạnh cồng “mẹ”, tiếp theo là các cồng “con”,
cồng “cháu”… hình thành hệ thống gia đình, cồng “mẹ” luôn luôn đứng trước cồng
“cha”, phù hợp với chế độ mẫu hệ của người Tây Nguyên. Khi biểu diễn, cồng “mẹ”
và cồng “cha” đánh ra âm thanh trầm gần giống nhau để làm nền cho cả dàn nhạc.
Kế tiếp là 3 cồng “con” cùng đánh một lượt với nhau thành một hòa âm, có tác
dụng như những cây cột chống đỡ trong ngôi nhà. Những chiếc còn lại thì đánh so
le theo thứ tự trước, sau, mau, chậm theo đúng quy định, phối hợp với nhau
thành ra nét nhạc.
Ở hầu hết các dân tộc Tây Nguyên, nghệ
nhân đánh cồng chiêng phải là nam giới. Riêng ngành Bin, dân tộc Ê đê, chỉ nữ
giới mới được đánh cồng; người Mạ thì cả hai giới đều được đánh chiêng, nhưng
thường chia ra làm hai dàn: chiêng nam, chiêng nữ. Ngoài ra, ở nhiều dân tộc,
dàn múa gồm nhiều thiếu nữ trẻ luôn đồng hành với bản nhạc chiêng. Các điệu múa
đều không thể thiếu khi diễn tấu các bài chiêng cồng.
Cồng chiêng cũng là một nhạc cụ rất phổ
biến trong nền âm nhạc của các tộc người Việt Nam. Nhưng với người Tây Nguyên,
cồng chiêng là đại diện, là nguồn sống, là tín ngưỡng tâm linh. Âm thanh khi
ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng
lòng sẽ sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên. Do đó, âm nhạc ở
đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt
trong xã hội hoặc trong đời sống hàng ngày.
Hầu như mỗi sinh hoạt đều gắn với nét
nhạc. Lúc đứa trẻ mới lọt lòng thì già làng sử dụng cái cồng xưa cổ nhất đến
bên giường để đánh lên những âm thanh đầu tiên lọt vào tai đứa bé, khẳng định
nó là một phần của cộng đồng. Khi đứa trẻ lớn lên, mỗi giai đoạn của đời sống,
từ việc đồng áng cho đến những buổi gặp gỡ nam nữ, khi đón khách, lên nhà mới
hay tang lễ… đều không thể thiếu tiếng cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng hòa nhịp
âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm
rẫy, không gian lễ hội… của người nơi đây. Không chỉ có vậy, tiếng cồng chiêng
còn đem đến đời sống của người Tây Nguyên sự lãng mạn. Đó chính là nguồn gốc
của những áng sử thi, thơ ca đi vào lòng người.
Thành phố Đà Lạt từ lâu đã đi vào lòng
người và thơ văn bởi nơi đây vốn dĩ rất đẹp và thơ mộng. Thế nhưng không chỉ
đẹp bởi thiên nhiên, nơi đây còn tồn tại một vẻ đẹp của nền văn hóa dân tộc bản
địa lâu đời – một nền Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên mà ngày nay đã đựơc UNESCO
công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Sau Nhã Nhạc Cung đình Huế, Văn Hóa
Cồng chiêng Tây Nguyên đã được chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật
thể và truyền khẩu của nhân loại.
Chính bởi thế nên du khách thập phương
nếu đã một lần đặt chân đến du lịch Đà
Lạt, thưởng
ngoạn phong cảnh nên thơ, hữu tình của vùng đất trù phú này thì cũng không thể
bỏ qua nét văn hóa Cồng Chiêng đặc sắc của nơi đây. Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông,
Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc
Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai, Mạ…
Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc
sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để
diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hằng
ngày của họ.
Du khách sẽ cùng hòa mình vào đêm hội
với những lời ca, tiếng hát, điệu múa, tiếng cồng chiêng của những chàng trai,
cô gái trong buôn làng. Đến đây du khách sẽ càng thêm yêu mến mảnh đất và con
người Đà Lạt.
Dưới làn gió mát, trăng thanh, du khách
sẽ cùng những chàng trai, cô gái dân tộc Lạch nhảy múa quanh bếp lửa hồng bập
bùng trong giai điệu cồng chiêng vang lừng, cùng nhâm nhi những ché rượu cần và
thưởng thức món thịt rừng nóng hổi.
Đến với du lịch Đà Lạt,
hãy lựa chọn cho mình một Tour du lịch lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên tại khách sạn giá rẻ Đà Lạt hoặc khách sạn gần chợ Đà Lạt
để vừa được thưởng thức những giá trị đặc sắc của lễ hội vừa có thể mua sắm, và
được thưởng thức những món ăn ngon ngay tại chợ Đà Lạt.
Tham khảo các danh sách khách sạn Đà Lạt
và các Tour du lịch tại khách sạn.
Đăng nhận xét